Võ Vovinam là gì?
Vovinam – môn võ thuật độc đáo được hình thành từ sự kết hợp tinh hoa võ cổ truyền Việt Nam và võ thuật thế giới – đã và đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên khắp mọi miền đất nước. Môn võ này được xem như biểu tượng cho tinh thần quật cường và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Vovinam vẫn chưa được công nhận là môn võ thuật quốc gia.
Lịch sử hình thành võ Vovinam
Vovinam, hay còn được gọi là Việt Võ Đạo, là môn võ thuật được sáng lập bởi võ sư Nguyễn Lộc vào năm 1936. Ra đời trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Vovinam ban đầu hoạt động âm thầm nhưng đến năm 1938 đã được công khai và nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Mặc dù được sáng lập từ những năm 1930, Vovinam chỉ thực sự bùng nổ và vươn tầm quốc tế vào thập niên 70. Ngày nay, Vovinam đã có mặt ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, khẳng định vị thế là một môn võ thuật độc đáo và hiệu quả.
Năm 2007, Liên đoàn Vovinam Việt Nam được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới cho môn võ thuật này. Sau đó, các liên đoàn Vovinam ở châu lục và thế giới cũng lần lượt ra đời, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Vovinam trên toàn cầu.
Trên trường quốc tế, Vovinam được biết đến với tên gọi riêng là Vovinam. Môn võ này không chỉ là những đòn thế võ thuật uy lực mà còn là sự kết tinh tinh hoa văn hóa và võ đạo của Việt Nam. Bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe và kỹ năng võ thuật, học viên Vovinam còn được trau dồi đạo đức, nhân cách, góp phần hoàn thiện bản thân.
Một trong những nét đặc trưng của Vovinam là các đòn đánh kẹp cổ và bay cao đầy uy lực và đẹp mắt. Vovinam không chỉ là môn võ để thi đấu mà còn là phương pháp tự vệ hiệu quả trong thực tế, giúp người tập tự tin bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm.
Tại Việt Nam, Vovinam là một trong những môn võ được yêu thích nhất, thu hút đông đảo người tập luyện ở mọi lứa tuổi. Với bề dày lịch sử, giá trị văn hóa và tính ứng dụng cao, Vovinam xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Các cấp độ võ Vovinam
- Tự vệ nhập môn: Tự vệ nhập môn là cấp bậc dành cho môn sinh ( võ sinh) mới bắt đầu học. Để hoàn thành bậc Tự vệ nhập môn, võ sinh cần trải qua tổng cộng 6 tháng rèn luyện.
- Lam đai: Võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo đạt được cấp Lam đai sẽ được trao đai màu xanh dương đậm với các đường kẻ vàng. Cấp Lam đai sẽ được chia làm 3 cấp bậc nhỏ tương ứng với số gạch vàng. Người tập phải dành khoảng 6 tháng tập luyện để nâng cấp đai và được trao danh xưng là môn sinh.
- Huyền đai: Huyền đai sẽ chỉ có 1 cấp duy nhất và môn sinh đạt cấp độ huyền đai sẽ được phép sử dụng đai màu đen. Để đạt huyền đai,người tập phải mất khoảng 1 năm để huấn luyện. Huyền đai thiếu nhi là cấp bậc đặc biệt dành cho các võ sinh dưới 15 tuổi đạt Huyền đai
- Hoàng đai: Hoàng đai là cấp bậc cao trong Vovinam, tượng trưng cho trình độ võ thuật và đạo đức xuất sắc. Võ sư Hoàng đai có danh xưng quốc tế là Huyền đai đệ tứ đẳng. Để đạt được hoàng đai, võ sinh cần trải qua thời gian huấn luyện trong 6 năm, với 2 năm cho mỗi cấp bậc.
- Chuẩn hồng đai: Chuẩn Hồng đai là cấp bậc quan trọng trong hệ thống cấp bậc Vovinam Việt Võ Đạo, đánh dấu bước đệm để võ sinh tiên lên cấp Hồng đai cao quý. Để đạt được chuẩn Hồng đai, võ sinh cần trải qua quá trình rèn luyện gian khổ trong 5 năm, đồng thời thể hiện kiến thức võ thuật thông qua trình tiểu luận võ học.
- Hồng đai: Đẳng cấp hồng đai sẽ được sử dụng đai đỏ có thêm vạch trắng gồm 6 cấp. Để thăng hạng lên mỗi cấp thì người tập cần luyện tập chăm chỉ trong vòng 4 năm và thêm luận án võ học. Danh xưng cho đẳng cấp này thường gọi là võ sư cao đẳng Hồng đai đệ nhất, nhị, tam cấp. Các cấp quốc tế lần lượt sẽ là Huyền đai đệ ngũ, lục đẳng…
- Bạch đai: Bạch đai là cấp bậc đai cao nhất, thông thường chỉ dành cho võ sư chưởng môn phái Vovinam Việt Võ Đạo. Đẳng cấp này chỉ có một cấp duy nhất và được phép sử dụng loại đai màu trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng và đỏ. Khi đạt được đẳng cấp này sẽ không có bất cứ tiêu chuẩn nào cho thời gian tập luyện.
Top 4 bài tập võ Vovinam cơ bản
Để luyện tập Vovinam đạt hiệu quả cao, dưới đây là một số bài tập cơ bản mà bạn có thể tìm hiểu:
Bài ôm trước có tay
- Bước 1: Khởi động bài học này bằng cách đưa chân phải lùi lại khi hạ xuống vị trí chống đẩy bằng tay trái.
- Bước 2: Sử dụng hai tay để đánh vào hai bên hông của đối phương, sau đó chặt vào sườn.
- Bước 3: Cuối cùng, nắm lấy hông của đối thủ và kéo về phía trước, đồng thời đưa đầu gối phải lên gần bụng.
Bài ôm trước không tay
- Bước 1: Bạn bắt đầu bằng cách nắm lấy phần sau đầu hoặc tóc của đối thủ và nâng cao đầu họ.
- Bước 2: Dùng tay phải đánh vào cằm của đối phương.
- Bước 3: Đặt chân phải của bạn ở phía sau chân phải của đối thủ, trong khi đứng thẳng về phía trước.
- Bước 4: Tấn công vào đầu đối thủ để khiến họ ngã xuống.
Bóp cổ trước lối 1
- Bước 1: Ngồi xổm và chắp hai tay lại trước ngực.
- Bước 2: Duỗi thẳng cơ thể và vung tay lên xuống để tấn công.
- Bước 3: Từ vị trí cao nhất, hạ cả hai tay xuống để cắt cổ đối thủ.
- Bước 4: Dùng tay kéo và ôm cổ đối phương về phía mình, đồng thời nâng đầu gối phải lên chạm vào bụng.
Bóp cổ trước lối 2
- Bước 1: Trước tiên, bạn chéo chân phải qua trái và nâng tay phải lên.
- Bước 2: Hướng sang trái và dùng sức mạnh từ trên xuống để tách tay đối thủ ra.
- Bước 3: Xoay về bên phải và dùng cùi chỏ đánh vào mặt của đối phương.
Lưu ý khi tập võ Vovinam
Để tập võ Vovinam một cách hiệu quả, bạn cần chú ý đến một số điểm sau:
- Bạn nên thường xuyên quan sát các chuyên gia Vovinam trong quá trình tập luyện hàng ngày để xây dựng một lộ trình rèn luyện hợp lý.
- Việc kết hợp nghiên cứu qua sách vở và tài liệu về Vovinam cùng với sự hướng dẫn của võ sư sẽ giúp bạn nắm bắt kỹ thuật và phương pháp tập luyện đúng đắn hơn.
- Hãy tập trung cải thiện kỹ năng đánh Vovinam bằng cách thực hành trực tiếp, theo các hình ảnh và video hướng dẫn chi tiết.